Hotline: 098 821 7749 info@acinternational.com.vn
Mã SP: DEV-012
GitHub
Giá:liên hệ Hết hàng
Số lượng:

GitHub

Hãng sản xuất GitHub Phiên bản:
Bản quyền Annual (Hàng năm)
Thời hạn bản quyền 1 năm
Ngành nghề Lập trình
Đối tượng tác động Code

Mô tả

GitHub là một dịch vụ cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git dựa trên nền web cho các dự án phát triển phần mềm. GitHub được xây dựng để cho các lập trình viên. GitHub là một nền tảng phát triển lấy cảm hứng từ cách bạn làm việc. Từ nguồn mở (Open Source) đến doanh nghiệp, bạn có thể lưu trữ và xem xét code, quản lý dự án và xây dựng phần mềm cùng với 30 triệu nhà phát triển.
Thông tin liên hệ:

Liên hệ với tôi qua:

Thông tin chi tiết sản phẩm

I. Lợi ích, công dụng
  • GitHub bao gồm tất cả các công cụ và tính năng mà các nhóm lập trình dựa vào để quản lý các dự án, xem lại mã và xây dựng phần mềm.
 
 
II. Tính năng
Các tính năng và công cụ của GitHub được chia thành từng nhóm phục vụ các chức năng sau:
  • Code review (Xem xét code)
  • Project management (Quản lý dự án)
  • Intergrations (Tích hợp)
  • Team management (Quản lý nhóm lập trình)
  • Social Coding (Cộng đồng viết code)
  • Documentation (Quản lý tài liệu)
  • Code Hosting (Lưu trữ code)
1. Code review (Đánh giá code)
        Đánh giá code là con đường chắc chắn nhất để code tốt hơn và đó là điều cơ bản để cho bạn biết GitHub hoạt động như thế nào. Công cụ đánh giá được tích hợp giúp việc xem xét code trở thành một phần thiết yếu trong quy trình của nhóm lập trình của bạn. Trình tự tiến hành việc đánh giá Code được hỗ trợ trong GitHub như sau:
 
  • Step 1: Đề xuất thay đổi (Propose changes).
    • Để Code tốt hơn hãy bắt đầu từ các đề xuất thay đổi – Pull Request, một cuộc trò chuyện trực tiếp về những thay đổi nơi bạn có thể đề cập qua các ý tưởng, phân công nhiệm vụ, thảo luận chi tiết và tiến hành đánh giá.
  • Step 2: Xem xét yêu cầu thay đổi (Request reviews)
    • Nếu bạn là người cần những đánh giá về các đề xuất thay đổi của mình, bạn có thể yêu cầu đánh giá từ các đồng nghiệp của mình để nhận được phản hồi chính xác mà bạn cần.
 
  • Step 3: Xem sự khác biệt (See the difference)
    • Việc xem xét đề xuất thay đổi diễn ra nhanh hơn khi bạn biết chính xác những gì đã thay đổi. Các so sánh khác biệt giữa các phiên bản mã nguồn của bạn được đặt cạnh nhau, làm nổi bật các phần mới, chỉnh sửa hoặc xóa.
  • Step 4: Nhận xét trong ngữ cảnh (Comment in context)
    • Các cuộc thảo luận diễn ra bên trong các lời nhận xét, ngay trong code của bạn. Nhóm các nhận xét này vào một bài đánh giá hoặc trả lời nội dung của người khác để bắt đầu một cuộc thảo luận.
  • Step 5: Đưa ra phản hồi rõ rang (Give clear feedback)
    • Đồng đội của bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về ý nghĩa của biểu tượng cảm xúc. Họ muốn xem nhận xét của bạn có bắt buộc thay đổi hay chỉ là một vài đề xuất.
  • Step 6: Bảo vệ các nhánh Branch (Protect branches)
    • Bạn chỉ nên hợp nhất code có chất lượng cao nhất. Bạn có thể cấu hình các kho lưu trữ (repository) để yêu cầu kiểm tra trạng thái, giảm cả lỗi của con người lẫn phí quản trị.
 
2. Quản lý dự án (Project Management)
        Tính năng quản lý dự án – Project Management – giúp quản lý các ý tưởng của bạn. Làm cho bạn chủ động sắp xếp các nhiệm vụ sớm, luôn phù hợp và hoàn thành nhiều hơn với các công cụ quản lý dự án của GitHub
 
  • Nhìn toàn cảnh dự án của bạn (See your project’s big picture): Xem mọi thứ diễn ra trong dự án của bạn và chọn nơi tập trung nỗ lực của nhóm bạn vào Dự án, các bảng nhiệm vụ (task board) đang thực hiện của mỗi thành viên để có thể đóng lại code của bạn.
    • Cards (thẻ) – Giúp bạn tham chiếu mọi vấn đề và yêu cầu thay đổi Request Pull bằng thẻ (Card), đây là một ảnh chụp nhanh về công việc mà các nhóm của bạn thực hiện trong kho lưu trữ (repository) của bạn.
    • Notes (Ghi chú) - Nắm bắt những ý tưởng ban đầu như là một phần trong quá trình đồng bộ hóa nhóm lập trình của bạn, mà không gây ảnh hưởng cho các vấn đề (Issues) của bạn.
 
  • Theo dõi và phân công nhiệm vụ (Track and assign tasks): Các Issues giúp bạn xác định, chỉ định và theo dõi các nhiệm vụ trong nhóm của bạn. Bạn có thể mở Issues để theo dõi lỗi, thảo luận ý tưởng với @mention hoặc bắt đầu phân phối công việc.
    • Milestones (Mốc lịch trình) - Thêm các mốc lịch trình (Milestone) quan trọng vào Issue của bạn hoặc yêu cầu thay đổi Pull Request để sắp xếp và theo dõi tiến trình trên các nhóm Issue hoặc các yêu cầu thay đổi Pull Request trong một kho lưu trữ (repository).
    • Assignees (Người được giao việc) - Chỉ định vấn đề - Issue hoặc yêu cầu thay đổi – Pull Request cho một hoặc nhiều thành viên trong nhóm để làm rõ việc ai đang làm việc gì.
 
3. Tích hợp (Integrations)
  • GitHub cung cấp các công cụ phù hợp cho công việc lập trình và phát triển phần mềm của bạn. Duyệt và mua các ứng dụng từ GitHub Marketplace bằng tài khoản GitHub của bạn. Tìm các công cụ bạn thích hoặc khám phá các mục yêu thích mới — sau đó bắt đầu sử dụng chúng trong vài phút.
  • Khám phá các Tool mới cho công việc lập trình
    • Các ứng dụng (App) phù hợp có thể bổ sung cho quy trình làm việc của bạn và giúp nhóm của bạn hoàn thành công việc nhanh hơn. Hàng trăm công cụ làm việc với GitHub để giúp nhóm lập trình của bạn giao tiếp, tự động hóa công việc và có một ngày làm việc tốt hơn.
  • Phát triển các Tool của GitHub
    • Đôi khi chỉ cần tùy chỉnh một công cụ sẵn có cũng đủ để làm việc. Hãy tạo các công cụ của riêng bạn với quyền truy cập dữ liệu lớn hơn bao giờ hết trước khi sử dụng API GitHub GraphQL — cùng một API mà chúng tôi sử dụng để xây dựng GitHub.
  • Sử dụng các Tool do GiHub phát triển cho bạn
    • GitHub cũng đang xây dựng các công cụ dành cho các lập trình viên. GitHub hy vọng chúng sẽ giúp bạn làm việc trên các dự án có quy mô bất kỳ và chia sẻ ý tưởng với bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Hãy thử chúng hoặc giúp GitHub xây dựng chúng.

4. Quản lý nhóm lập trình (Team management)
       Quản lý nhóm lập trình là quản lý khía cạnh con người của phần mềm vì xây dựng phần mềm xét về mặt nào đó thì đó chính là quản lý các nhóm (Team) và cộng đồng (Commnity) vì phần mềm đó mà viết Code. Cho dù bạn có một nhóm gồm hai hay hai ngàn người, bạn cũng đều nhận được sự hỗ trợ tương tự từ GitHub mà mọi người cần. Quản lý nhóm trong GitHub được thực hiện bởi những tính năng sau:
  • Quản lý và phát triển nhóm (Manage and grow teams)
    • Giúp các lập trình viên được tổ chức thành các nhóm GitHub Team, phân quyền truy cập với vai trò quản trị trong nhóm lập trình và tinh chỉnh quyền hạn của bạn với các nhóm lập trình làm việc phối hợp với nhau.
  • Duy trì các cuộc trò chuyện về chủ đề (Keep conversations on topic)
    • Với các công cụ kiểm duyệt (gọi là Moderation tool), như việc khóa các yêu cầu thay đổi - Pull Request và Issue, giúp nhóm của bạn tập trung vào việc Code. Và nếu bạn duy trì một dự án nguồn mở, chặn người dùng sẽ giảm sự gây nhiễu và đảm bảo các cuộc trò chuyện hiệu quả.
  • Thiết lập nguyên tắc cho cộng đồng code (Set community guidelines)
    • Phân rõ vai trò và kỳ vọng mà không bắt đầu bằng sự bàn bạc sơ lược mơ hồ. Tùy chỉnh các quy ước viết Code chung để tạo ra quy tắc hoàn hảo cho dự án của bạn. Sau đó, hãy chọn một quyền Pre-written license Right ngay từ kho lưu trữ - Repository - của bạn.
 
 
5. Cộng đồng code (Social coding)
      Với cộng đồng gồm 24 triệu lập trình viên *(Số liệu thống kê T6/2018), có rất nhiều cơ hội để kết nối với các nhà phát triển phần mềm có cùng chí hướng và các dự án mà họ tạo ra.
  • Theo dõi các dự án (Follow projects)
    • Gắn dấu sao các kho lưu trữ (Repository) cho phép người bảo trì biết bạn đánh giá cao công việc của họ và giúp bạn theo dõi các dự án mà bạn không đóng góp. Xem các kho lưu trữ (Repository) để nhận thông báo khi ai đó mở một Issue hoặc gửi yêu cầu thay đổi Pull Request.
  • Khám phá những dự án, chủ đề yêu thích của bạn (Explore your interests)
    • Nhận các dữ liệu về các đề xuất dự án từ mục tin tức của bạn. Và với tính năng Explore, bạn có thể duyệt qua các bộ sưu tập (Collection) được sắp xếp, kho lưu trữ (Repository) thịnh hành và các chủ đề (Topic) phổ biến.
  • Chia sẻ các thành công của bạn (Share your achievements)
    • Hiển thị hoạt động công khai và khoảnh khắc tự hào đằng sau hình vuông màu xanh lục của bạn. Ghim công việc hay nhất của bạn vào tiểu sử của bạn hoặc duyệt qua các mốc thời gian của người khác để xem các dự án họ đã định hình.
 
6. Quản lý tài liệu (Documentation)
       Hãy tạo các tài liệu đi kèm với code của bạn. Tài liệu chất lượng là một dấu hiệu của bất kỳ dự án phần mềm lành mạnh nào. Trên GitHub, bạn có thể tạo tài liệu được duy trì tốt và đảm bảo rằng chúng sẽ nhận được mức độ chăm sóc cao mà chúng xứng đáng nhận được.
 
  • GitHub Page
    • Lưu trữ tài liệu của bạn trực tiếp từ kho lưu trữ (Repository) của bạn với GitHub Page. Sử dụng Jekyll làm trình tạo trang web tĩnh và xuất bản các trang Pages của bạn từ thư mục / docs trên nhánh chính của bạn.
  • Wiki
    • Viết tài liệu bằng cách sử dụng sức mạnh của trình quản lý phiên bản (Version Control). Mỗi Wiki là kho lưu trữ riêng của nó, vì vậy mọi thay đổi đều được đánh dấu phiên bản và có thể so sánh được. Trình soạn thảo văn bản cho phép bạn dễ dàng thêm tài liệu của mình bằng ngôn ngữ định dạng văn bản theo lựa chọn của bạn, như Textile hoặc GitHub Flavored Markdown.
 
7. Lưu trữ Code (Code hosting)
       Hãy lưu trữ tất cả các Code của bạn ở một nơi tập trung để dễ dàng quản lý. GitHub là một trong những máy chủ mã (code host) lớn nhất thế giới với hơn 85 triệu dự án. Các dự án riêng cá nhân (Private), công khai (Public) hoặc nguồn mở (Open Source), tất cả các kho lưu trữ (repository) đều được trang bị các công cụ để giúp bạn lưu trữ, quản lý phiên bản và phát hành code.
  • Lưu trữ tất cả code của bạn (Host all your code)
    • Các kho lưu trữ giúp bạn giữ code ở một nơi, ngay cả khi bạn sử dụng SVN hoặc làm việc với các tệp lớn bằng Git LFS.
    • Với kho lưu trữ riêng không giới hạn được bao gồm trong tất cả các gói GitHub, bạn có thể tạo hoặc nhập bao nhiêu dự án tùy thích.
  • Thực hiện thay đổi một cách tự tin (Make changes confidently)
    • Thực hiện thay đổi đối với code của bạn bằng các Commit chính xác để bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm mọi Commit message trong lịch sử sửa đổi của mình để tìm thay đổi.
    • Sử dụng chế độ xem Blame View để theo dõi các thay đổi và khám phá cách tệp của bạn và cơ sở mã (Code base) của bạn đã phát triển như thế nào.
  • Đóng gói và phát hành code (Package and release code)
    • Khi bạn đã sẵn sàng chia sẻ, bạn có thể đóng gói các thay đổi của mình từ thời điểm (Milestone) đã đóng gần đây hoặc dự án đã hoàn thành thành bản phát hành mới.
    • Soạn thảo và xuất bản các ghi chú phát hành (Release Note), xuất bản các phiên bản tiền phát hành (pre-release version), các tệp đính kèm và liên kết trực tiếp đến bản tải xuống mới nhất (download).
 
III. Yêu cầu hệ thống
1. Windows, Mac, Linux, or FreeBSD computer
  • Minimum Requirements — no transcoding:
    • Intel Core 2 Duo processor 1.6 GHz or better
    • At least 1GB RAM for Windows/Mac OS X
    • At least 512MB RAM for Linux
    • Windows: Vista or later
    • OS X: Snow Leopard 10.6.3 or later
    • Ubuntu, Debian, Fedora, CentOS or SuSE Linux
  • Recommended Configuration — transcoding HD Content:
    • Intel Core 2 Duo processor 2.4 GHz or better
    • If transcoding for multiple devices, a faster CPU may be required
    • At least 2GB RAM
    • Windows: Vista or later
    • OS X: Snow Leopard 10.6.3 or later
    • Ubuntu, Debian, Fedora, CentOS or SuSE Linux
2. Network Requirements
  • Minimum requirements
    • An ADSL/Cable/WiFi Internet connection for media metadata and software updates
    • Uncongested, strong signal Wi-Fi network 802.11n OR
    • Wired megabit network
  • Recommended configuration
    • An ADSL/Cable/WiFi Internet connection for media metadata and software updates
    • Uncongested, strong signal 802.11n/ac wireless network for the mobile devices
    • Wired gigabit network
 
IV. Download
 
V. Các phiên bản hiện có
  • Github hiện có 4 gói tùy chọn cho dịch vụ của mình như sau:
    • Developer: Thích hợp cho mỗi cá nhân lập trình viên
    • Team: Thích hợp cho một nhóm nhỏ (khoảng 5 thành viên)
    • Business Cloud: Thích hợp cho các nhóm lớn, cả đội ngũ IT của một doanh nghiệp
    • Enterprise: Thích hợp với các nhóm IT lớn trực thuộc các tập đoàn, công ty quy mô lớn có nhiều chi nhánh, trụ sở phân tán ở nhiều nơi.
- So sánh, tham khảo giá và các tính năng chi tiết của từng phiên bản tại link: https://github.com/pricing