Trong các yếu tố đầu vào của sản xuất như: nguyên vật liệu (Material), con người (Man), công nghệ (Method), máy móc, phương tiện, công cụ lao động (Machine) và Thông tin (information) thì con người (Man) có vai trò quan trọng hơn cả và không ai có thể phủ nhận được.
Thật vậy, nguyên liệu đầu vào dù có tốt đến mấy nhưng nhân viên hay công nhân gia công, sử dụng sai phương pháp thì cũng không có sản phẩm đạt yêu cầu và lãng phí. Máy móc, phương tiện, công cụ dù có hiện đại và tinh vi đến mấy nhưng người vận hành không biết cách sử dụng sẽ bỏ xó hoặc thậm chí làm hư hỏng, lãng phí đầu tư. Quy trình công nghệ hoàn hảo nhưng người thao tác không theo đúng quy định và trình tự, cắt bỏ công đoạn thì sản phẩm tạo ra cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối với khách hàng khi tiêu dùng. Thông tin không cập nhật không truyền đạt đến người công nhân thao tác, vận hành, lắp ráp khiến những thay đổi công nghệ và cải tiến mới không được áp dụng triệt để trong các lô sản phẩm mới theo đúng yêu cầu của bộ phận kỹ thuật và khách hàng.
Những sai sót của người lắp ráp, vận hành, thao tác dẫn đến rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như:
-
Lãng phí nguyên vật liệu: doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí nguyên vật liệu hơn cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm, nguyên vật liệu hủy tăng.
-
Lãng phí đầu tư máy móc, trang thiết bị: thiết bị mua về không được khai thác vận hành đúng, hết công suất và tính năng dù doanh nghiệp đã bỏ số tiền lớn để mua. Hoặc tuổi thọ của thiết bị ngắn hơn so với thiết kế do vận hành không đúng cách dẫn đến phát sinh chi phí bảo dưỡng, bảo trì tăng. Thêm vào đó, lợi nhuận mất đi do thiết bị máy móc bị dừng không hoạt động cũng không nhỏ. Bạn hãy tưởng tượng, một dây chuyền có thể cho ra 60 sản phẩm/ 1h và giả định một ngày làm việc 8h, do một nguyên nhân nào đó mà một thiết bị của dây chuyền bị hỏng trong vòng 0.5h của ngày hôm đó, như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tổn thất trong ngày là: (0.5x 60 sản phấm/h) / (60 sản phấm/h x 8h) = 6.25%. Nếu nhân con số này với doanh thu một ngày của doanh nghiệp, thì giá trị tổn thất sẽ rất lớn.
-
Chi phí chất lượng dành cho việc sửa chữa, khắc phục các lô sản phẩm sai hỏng tăng: doanh nghiệp phải phát sinh thêm chi phí nhân công, nguyên vật liệu cho việc dừng dây chuyền kiểm tra lại (Sorting) và khắc phục (Rework). Và do đó, doanh nghiệp sẽ không đạt các mục tiêu chất lượng quan trọng là Chi phí chất lượng (Q-cost, defect rate, scrap rate) và chi phí nhân công (vượt quá số giờ làm thêm theo quy định).
Câu hỏi cơ bản nhất đặt ra cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý thiết bị, quản lý công nghệ trong các doanh nghiệp là "Làm thế nào để công nhân, người thao tác, vận hành làm đúng theo những gì đã được chỉ dẫn, đào tạo?" (hay nói cách khác là làm theo đúng bảng hướng dẫn công việc SOP - standard of process hoặc WI - working instruction).
Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta phải hiểu rõ động cơ hoạt động của con người "nguyên thủy" nhất là làm theo những gì "bản năng" mách bảo, những gì có "lợi" cho bản thân họ, những gì mà họ "biết", những gì họ cho là "an toàn" nhất đối với họ...những hành động của một cá nhân được quyết định bởi "kiến thức" và "kinh nghiệm ấn tượng" bản thân đã trải qua.
Vậy làm thế nào để SOP hoặc WI trở thành "kiến thức" và "kinh nghiệm ấn tượng" cho mỗi công nhân, người thao tác, vận hành trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp? Câu trả lời cho vấn đề này chính là "Đào tạo" và "Kiểm tra/ Đánh giá".
Hãy xem lại khái niệm về "Đào tạo" và "Kiểm tra/ Đánh giá" để chúng ta có chung nhận định để đi tiếp các vấn đề tiếp theo.
-
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
-
Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.
-
Đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định có giá trị, phán xét về trình độ học viên hoặc người được đào tạo. Muốn đánh giá kết quả học tập của học viên/ người được đào tạo thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học viên/ người được đào tạo, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người được đạo tạo là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá.
Như vậy, để trang bị "Kiến thức" cho công nhân, người lắp ráp, vận hành chúng ta cần có một hệ thống đào tạo nội bộ (internal training). Vi vậy, nếu bạn để ý sẽ thấy các doanh nghiệp, tập đoàn đã phát triển (Panasonic của Nhật Bản, FPT của Việt Nam, Samsung của Hàn Quốc,...) đều có hệ thống đào tạo nội bộ của riêng mình. Và có thể khẳng định, bộ phận đào tạo nội bộ là một "hạt nhân" không thể thiếu trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Nhờ có hệ thống đào tạo nội bộ mà các "kiến thức" của doanh nghiệp được các thế hệ nhân viên "kế thừa - áp dụng - cải tiến" không ngừng (bản chất là thực hiện QC cycle: P-D-C-A), đem lại lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa "Kiến thức" và "Đào tạo" đã rõ ràng, còn mối quan hệ giữa "Kinh nghiệm ấn tượng" và "Kiểm tra/ đánh giá" cần phải làm rõ hơn để chúng ta hiểu rõ vai trò của hệ thống đạo tạo nội bộ doanh nghiệp (Internal training). Như chúng ta đã biết, "đánh giá" cuối cùng là đưa ra một quyết định. Thông qua quyết định của tổ trưởng (Leader), trưởng phòng "Manager" hoặc Ban Giám Đốc "Director" chúng ta sẽ tác động đến "sự cảm thụ" của công nhân, người thao tác, vận hành từ đó chúng ta sẽ biến một sự việc, sự kiện bình thường trở thành "kinh nghiệm ấn tượng". Thật vậy, quyết định "nhận" hay "không nhận" nhân viên vào làm việc, "thưởng" hay "phạt", "khen thưởng" hay "kỷ luật", "thăng chức" hay "hạ bậc"...là các quyết định tác động mạnh mẽ đến "sự cảm thụ" về các nhu cầu sinh học, an toàn, xã hội, tự trọng, khẳng định của các cá nhân.
Qua sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy sự tương quan giữa trường học và doanh nghiệp ở khía cạnh đạo tạo nội bộ. Cụ thể như sau:
1. Trường học (nơi trang bị kiến thức) <--> Doanh nghiệp (nơi rèn luyện kỹ năng)
2. Lớp học <--> dây chuyền sản xuất, phòng ban chuyên môn
3. Giảng viên, giáo viên <--> Tổ trưởng (leader), kỹ thuật viên (Technical)
4. Bài học, bài giảng <--> quy trình công việc (procedure), hướng dẫn công việc (SOP, Working instruction)
5. Học viên, sinh viên, học sinh <--> nhân viên (Staff), công nhân (Worker), người vận hành, thao tác (operator)
6. Bài thi kiểm tra <--> Bài sát hạch, đánh giá.
7. Thi đỗ/ trượt, lên lớp <--> được nhận/ không được nhận vào làm, được/không được tăng lương, được/ không được thăng chức.
Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng phần mềm Netop Vision Pro (Classroom management software) vào việc quản lý nâng cao ý thức, kỹ năng công nhân để đạt các mục tiêu về quản lý chất lượng.
Khi áp dụng phần mềm Netop Vision Pro, sẽ đem lại những lợi ích sau cho đội ngũ quản lý chất lượng:
1. Tạo bản thống kê đầy đủ về các kỹ năng của nhân viên, công nhân, người thao tác, vận hành (Training history) để có sở cứ để phân công vào các vị trí thích hợp khi người đảm nhiệm chính nghỉ việc hoặc chuyển công tác.
2. Định hướng đào tạo kỹ năng công nhân. Biết được nhân viên của mình đã có các kỹ năng gì, cần phải đào tạo những kỹ năng gì tiếp theo.
3. Duy trì hệ thống tài liệu, hồ sơ chứng cứ thông minh về kỹ năng của nhân viên, đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, 14000...
4. Tránh được xung đột giữa nhân viên QC và nhân viên sản xuất khi tiến hành kiểm tra trực tiếp trên dây chuyền.
5. Giám sát từ xa mạnh mẽ nhân sự, công đoạn quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của các công ty đối tác bằng cách áp đặt các nhà cung cấp sử dụng hệ thống phần mềm Netop Vision Pro để quản lý kỹ năng công nhân.
Mặt khác, đối với người điều hành sản xuất (Tổ trưởng, kỹ thuật viên) khi triển khai hệ thống Netop Vision Pro trên dây chuyền của mình cũng đem lại những giá trị to lớn như sau:
1. Có thể tiến hành đào tạo công nhân tại chỗ trên dây chuyền không phải mất thời gian di chuyển đến các phòng training, giảm thời gian dừng chuyền, tăng số lượng sản phẩm có thể sản xuất.
2. Tiết kiệm chi phí in ấn bảng hướng dẫn thao tác, vận hành và công sức để quản lý các phiên bản cập nhật theo yêu cầu của hệ thống ISO.
3. Tiết kiệm không gian layout dây chuyền sản xuất, khu vực làm việc, tạo không gian rộng rãi, thoáng đãng cho nhân viên, công nhân.
4. Có thể thông tin, cảnh báo ngay lập tức đến công nhân những cải tiến, thay đổi công nghệ trên màn hình làm việc của nhân viên, công nhân.
Trên đây là các quan điểm vận dụng khá mới của mình về phần mềm Netop Vision Pro (Classroom Management Software) trong công tác quản lý kỹ năng nhân viên, công nhân, người thao tác, vận hành. Mong các bạn cùng tham khảo.
Trân trọng!