Hotline: 098 821 7749 info@acinternational.com.vn

Hướng dẫn sử dụng Stack Code và Stacking Matrix để quy định trình tự xếp chồng hàng hóa trong Cube-IQ

Cỡ chữ

Nội dung bài viết: 

  • Cube-IQ có thể tự động xếp các sản phẩm dễ vỡ (fragile products) lên trên các sản phẩm có trọng lượng trung bình (Medium products) và nặng (heavy products).
 
  • Sử dụng mã xếp chồng - Stack code - để kiểm soát cách các sản phẩm được xếp chồng lên nhau.
 
  • Ma trận xếp chồng - Stacking Matrix – là nơi lưu các chỉ dẫn xếp chồng đối với các mã xếp chồng Stack code, chẳng hạn như hướng dẫn mã xếp chồng cho các hàng dễ vỡ (Fragile code) có thể xếp chồng lên các mã xếp chồng đối với các loại hàng hóa khác.
 
  • Mỗi sản phẩm trong Cube-IQ đều có vùng xếp chồng lền sản phẩm khác gọi là “Stacking on other Products”, nơi mà nó được gán mã xếp chồng Stack Code trong ma trận xếp chồng Stacking Matrix.
 
  • Đây là kết quả được tối ưu hóa khi mã xếp chồng Stack Code được áp dụng.


1. Đặt vấn đề.

Dưới đây là kế hoạch xếp tải mà các sản phẩm được xếp chồng lên nhau, các sản phẩm ở đây chưa được gán mã xếp chồng - Stack code.
 


 

Các hộp nặng màu xanh lá cây của các cốc kim loại bằng thiếc được xếp phía trên cùng của pallet, trong khi các hộp màu đỏ chứa các chai rượu vang dễ vỡ lại được xếp phía dưới cùng của pallet. Với cách xếp như vậy, hàng hóa sẽ dễ bị hư hại khi vận chuyển trên đường để giao cho khách hàng. Điều này gây khá nhiều phiền phức khi thực hiện xếp tải tự động (Optimize Load) dẫn đến nhiều khi người dùng Cube-IQ phải thực hiện xếp thủ công (Manual Load) mất rất nhiều thời gian.

Lưu ý rằng, cột dữ liệu mã xếp chồng - Stack code – hiện bị bỏ trống trong cửa sổ Product list (Cột cuối cùng bên tay phải).
 
 
2. Khái niệm về Mã xếp chồng - Stack code.

Cửa sổ Stack Codes window có thể truy cập bằng cách sau: 1) Nhấp vào biểu tượng   trên dải menu  --> 2) Chọn mục Data, --> 3) Nhấp chọn mục Stack Codes trên menu hiện ra phía bên phải.

 

Cửa sổ Stack code window liệt kê các “tên gọi” dành các mã xếp chồng cùng với các mô tả về chúng, và có các nút màu xanh (blue) ở phía dưới dùng để thêm (add) hoặc xóa (delete) các mã xếp chồng Stack code.
 
Để thêm một mã xếp chồng Stack Code, hãy nhấp vào nút “ ” màu xanh.
 
Để xóa mã xếp chồng Stack Code hãy làm như sau: 1) Tô sáng mã xếp chồng mà bạn cần xóa, --> 2) nhấp vào nút “ “ màu xanh.
 
Các mã xếp chồng Stack Code có thể được chỉnh sửa bằng cách nhập lại tên (name) và mô tả (description) của chúng.

 
 
Mã xếp chồng Stack Code cho ví dụ này được đổi thành: 1) Fragile – cho hàng dễ vỡ, 2) Light – cho hàng hóa nhẹ, và 3) Heavy – cho các hàng hóa có trọng lượng nặng, cồng kềnh.

 
 
3. Khái niệm về Ma trận xếp chồng - Stacking Matrix

Ma trận xếp chồng - Stacking Matrix – là nơi lưu trữ các chỉ dẫn về mã xếp chồng Stack code, chẳng hạn như hướng dẫn những nơi mà các hàng hóa có mã xếp chồng “fragile” có thể được xếp lên trên bởi các hàng hóa khác.
 
Truy cập vào ma trận xếp chồng - Stack matrix – theo cách sau: 1) Nhấp vào biểu tượng  trên dải menu, --> 2) Chọn mục Data, --> 3) Nhấp chọn mục Stacking Matrix

 
 
Cửa sổ Stack Matrix window là một bảng mình họa các mã xếp chồng Stack Code có thể xếp chồng lên nhau.
 
Các mã xếp chồng Stack Code thuộc tiêu đề của một hàng (Row) có thể xếp chồng lên các mã xếp chồng Stack Code của một cột (Column) bằng cách nhập chữ “Y” tại ô mà chúng giao nhau. Ví dụ, mã xếp chồng “Fragile” có thể xếp chồng lên trên mã xếp chồng “Heavy” nếu chữ “Y” được nhập tại ô phía trên bên phải, ô mà dòng “Fragile” giao với cột “Heavy”.
 
Dưới đây là một ví dụ: 
  • Dòng “Fragile” minh họa quy tắc sắp xếp: sản phẩm hàng hóa (gọi là products) có mã xếp chồng “Fragile” không thể xếp chồng lên một sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng “Fragile” khác bằng cách không nhập chữ cái “Y” trong cột “Fragile”, Tuy nhiên, các sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng “Fragile” này có thể xếp chồng lên các sản phẩm hàng hóa nặng hơn, trọng lượng lớn và cồng kềnh có mã xếp chồng Stack code khác bằng cách nhập chữ cái “Y” trong cột “Light” và “Heavy
 
  • Dòng “Light” chỉ ra rằng các sản phẩm hàng hóa nhẹ có mã xếp chồng “Light” không thể xếp chồng lên sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng “Fragile”, tuy nhiên các sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng Stack Code này có thể xếp chồng lên các sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng “Light” hoặc “Heavy” bằng cách nhập chữ cái “Y” trong các cột “Light” và “Heavy”.
 
  • Và dòng “Heavy” cuối cùng chỉ ra các sản phẩm hàng hóa có mã xếp chồng Stack Code là “Heavy” không thể xếp chồng lên các sản phẩm hàng hóa dễ vỡ hoặc nhẹ hơn có mã xếp chồng Stack code là “Fragile” và “Light” bằng cách không nhập chữ cái “Y” trong các cột tương ứng, tuy nhiên, các sản phẩm hàng hóa có Stack Code là “Heavy” này có thể xếp chồng lên chính nó bằng cách nhập chữ cái “Y” vào cột “Heavy”.

 
 
Nhấp Save để lưu những thay đổi vừa thiết lập.
 

Mỗi sản phẩm trong Cube-IQ đều có một nơi quy định khả năng xếp chồng của nó trên các sản phẩm hàng hóa khác gọi là Vùng xếp chồng “Stacking on other Products”, nơi nó được gán Mã xếp chồng Stack Code.

Vùng sắp xếp “Stacking on other Products” được truy cập bằng cách: 1) nhấp chọn menu Products, --> 2) chọn Stacking tab, and 3) nhấp chọn menu thả xuống của mục Stack Code.

 

Mã xếp chồng Stack code có thể được chỉ định cho từng sản phẩm dưới đây để được đảm bảo các sản phẩm được xếp chồng lên nhau một cách thích hợp.

 

Trong ví dụ này, các hộp màu xanh của cốc thiếc kim loại được gán mã xếp chồng là “Heavy”.

 
 
Các hộp màu hồng của các cốc giấy được gán mã xếp chồng “Light”.

 

Và cuối cùng, các hộp màu đỏ được gán mã xếp chồng thích hợp là “Fragile”.
 
 

Trước khi tối ưu hóa lại kế hoạch xếp tải, mã xếp chồng Stack Code sẽ được liệt kê cùng với phần còn lại của thông tin sản phẩm.
 
 

Và dưới đây là kết quả được tối ưu hóa khi mã ngăn xếp được áp dụng.

 

Các cốc thiếc nặng hiện đang được xếp tải ở phía dưới cùng, các cốc giấy được xếp tải ở các lớp tiếp theo và ly rượu dễ vỡ được xếp tải ở lớp trên cùng. Cách xếp như vậy thật là an toàn và nhanh chóng phải không nào các bạn 
 
 
Nguồn dịch: MagicLogic.